12+ tác dụng của cây ngải cứu và cách sử dụng, cách trồng tại nhà

Cây ngải cứu là loại cây thảo mộc được sử dụng rộng rãi trong đời sống của chúng ta. Người ta thường sử dụng loài cây này để chế biến thành các món ăn đặc sắc khác nhau. Đặc biệt, ngải cứu còn có tác dụng giúp điều hoà kinh nguyệt, khí huyết, điều trị cảm cúm,…Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về tác dụng, cách sử dụng và cách trồng ngải cứu tại nhà nhé!

Giới thiệu về cây ngải cứu

cây ngải cứu có lá màu xanh

Cây ngải cứu là cây gì? Ngải cứu hay còn được gọi là cây ngải diệp, cỏ linh li, thuốc cứu, nhả ngải,…Chúng thường mọc tự nhiên ở khắp các châu lục trên Thế Giới. Đặc biệt, loài cây này phân bố khá nhiều tại khu vực Bắc Mỹ, Bắc Phi, Châu Âu và Châu Á. Tại Việt Nam, bạn có thể bắt gặp hình ảnh cây ngải diệp ở khắp mọi nơi từ đồng bằng cho tới miền núi.

Tên khoa học cây ngải cứu là Artemisia vulgaris L, thuộc họ cúc (Asteraceae). Thân ngải cứu thuộc thân thảo, sống lâu năm, chiều cao khoảng 50cm đến 1m và có màu xanh bạc. Lá của loài cây này thường mọc sole nhau, mặt dưới có một lớp lông mỏng màu tro, mặt trên khá nhẵn và có màu xanh lục. Đặc biệt, trong thành phần của lá ngải cứu có chứa tinh dầu đem lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ con người.

Ngải cứu có vị đắng, hương thơm đặc trưng và có tính ấm. Trong thành phần của loài cây này có chứa các axit amin như cholin và adenin cùng tinh dầu với hàm lượng lên tới 0.34 %. Chính vì vậy mà cây ngải cứu thường được sử dụng để giảm đau, an thần, ôn bào cung, cầm máu, lợi mật, an thai, khứ hàn,…

Từ lâu, hình ảnh cây ngải cứu đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với tất cả mọi người. Chúng được xem là loại cây thảo dược có giá trị cao và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y gia truyền. Ngải cứu được dùng theo nhiều cách khác nhau, có thể dùng tươi hoặc khô.

Có hai loại ngải cứu:

  • Cây ngải cứu tía: Có hương vị cũng như mùi thơm khá giống với những loại ngải cứu khác. Điểm khác biệt duy nhất đó là ngải cứu tía không có vị đắng. Loài cây này khá dễ trồng và chăm sóc. Chúng thường được sử dụng làm rau trong các bữa ăn hàng ngày hoặc làm dược liệu chữa bệnh.
  • Cây ngải cứu dại: Hình dáng của loài cây này giống với những loại ngải cứu khác tuy nhiên lá của chúng to và dài hơn. Ngải cứu dại không có mùi thơm cũng như hương vị đặc trưng. Trong thành phần của loài cây này có chứa các chất giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, điều trị viêm da cơ địa cực hiệu quả.

12+ tác dụng của cây ngải cứu

ngải cứu có lá màu xanh

Giúp an thai

Cây ngải cứu có tác dụng gì? Nếu phụ nữ đang mang thai gặp phải dấu hiệu như ra máu hay đau bụng bất thường hãy sử dụng ngay bài thuốc sau đây để an thai. Người dùng chuẩn bị 15 gram lá tía tô và 15 gram lá ngải cứu, sau đó đem đi rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn.

Tiếp đến, cho cả hai dược liệu vào nồi sắc cùng 650ml nước, để lửa nhỏ cho tới khi nước sắc còn 100ml thì tắt bếp. Sử dụng bài thuốc trong ngày và chia làm 3 lần uống/ ngày. Đây là một trong những bài thuốc từ cây ngải cứu cực đơn giản và hiệu quả tại nhà.

Giúp trị đau thần kinh toạ, đau nhức xương khớp

Tác dụng cây ngải cứu giúp trị đau thần kinh toạ, đau nhức xương khớp được khá nhiều người biết đến. Người bệnh có thể sử dụng một trong hai cách dùng sau đây để trị bệnh:

Cách dùng 1: Chuẩn bị 10 gram cây cỏ xước, 10 gram lá lốt và 10 gram lá ngải cứu rồi đem đi rửa sạch. Sau đó, cho tất cả dược liệu vào chảo để rang muối. Đến khi chúng bốc hơi nóng thì đem bọc dược liệu bằng một miếng vải rồi đắp lên vùng bị đau nhức. Sử dụng 1 lần/ 2 ngày và kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng sẽ thấy được cơn đau nhức không còn.

Cách dùng 2: Người dùng chuẩn bị 200 gram cây ngải cứu sau đó đem đi rửa sạch và giã nhuyễn lấy phần nước cốt và bỏ phần bã. Tiếp đến, cho nước cốt vào cốc cùng 2 muỗng mật ong rồi hoà tan. Nên sử dụng 2 lần/ ngày và kiên trì trong vòng 1 tháng.

Giúp điều hoà kinh nguyệt

cây ngải cứu màu xanh trên đĩa màu trắng

Công dụng của cây ngải cứu phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất phải kể tới đó là giúp điều hoà kinh nguyệt. Người dùng chuẩn bị 5 đến 15 gram ngải cứu đem đi rửa sạch. Sau đó, hãm với nước sôi hoặc sắc lấy nước cốt uống. Uống đều đặn 3 lần/ ngày và sử dụng trước kỳ kinh 1 tuần. Ngoài ra, người dùng có thể đem ngải cứu đi táng thành bột hoặc cao để sử dụng.

Với trường hợp kinh nguyệt không đều hàng tháng bạn có thể sử dụng cách làm sau đây: chuẩn bị 15 gram ngải cứu khô đem đi rửa sạch. Sau đó, cho vào nồi sắc với khoảng 250ml nước cho tới khi nước sắc còn 150ml thì tắt bếp. Người dùng có thể thêm một chút đường để dễ uống hơn. Sử dụng 2 lần/ ngày ở thời điểm bắt đầu kỳ kinh.

Điều trị cảm cúm, đau cổ họng

Cảm cúm là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, do 200 loại virus khác nhau gây ra. Người bệnh có thể sử dụng cách làm sau đây để trị cảm cúm: chuẩn bị 90 gram lá khuynh diệp, 250 gram ngải cứu và 90 gram lá bưởi. Tiếp đến, cho tất cả các dược liệu vào nồi với 1.5 lít nước.

Nấu trong vòng 30 phút rồi tiến hành lấy nước xông. Sử dụng cách làm này trong vòng 2 đến 3 ngày sẽ thấy được hiệu quả. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi cây ngãi cứu chữa bệnh gì?

Sơ cứu vết thương bằng ngải cứu

Người dùng sử dụng 1 nắm lá cây ngải cứu sau đó đem đi giã nhuyễn rồi thêm vào 1/3 muỗng muối. Tiếp đến, rửa sạch vết thương rồi đắt lá ngải cứu lên vết thương sẽ giúp cầm máu nhanh và giảm đau nhức.

Điều trị kém ăn, suy nhược cơ thể

Công dụng cây ngải cứu giúp điều trị kém ăn và suy nhược cơ thể bằng bài thuốc sau đây: Người dùng chuẩn bị 15 gram câu kỷ tử, 1 con gà ác, 9 gram đinh quy, 200 gram ngải cứu, 2 quả lê rồi đem đi rửa sạch các nguyên liệu.

Sau đó, cho tất cả vào nồi hầm với 1 lít nước cho tới khi lượng nước còn 300ml. Chia làm nhiều phần ăn trong ngày và sử dụng trong vòng 1 tuần đến 2 tuần.

Chữa mụn trứng cá

Tác dụng cây ngãi cứu giúp chữa mụn trứng cá cực đơn giản ngay tại nhà. Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi sau đó đem đi giã nhuyễn. Tiếp đến, rửa sạch mặt rồi đắp lá ngải cứu vừa được giã nhuyễn lên vùng da bị mun trứng cá. Cuối cùng rửa sạch mặt với nước. Kiên trì sử dụng trong vòng 15 ngày bạn sẽ thấy mụn không còn nữa.

Chữa rôm sảy, mẩm ngứa và ghẻ lở ở trẻ em

Một trong những công dụng cây ngãi cứu mà nhiều bà mẹ hay sử dụng nhất đó là chữa rôm sảy, mẩm ngứa và ghẻ lở ở trẻ nhỏ. Đầu tiên, người dùng cần hái một nắm lá cây ngải cứu sau đó đem đi rửa sạch rồi giã nhuyễn. Lọc lấy phần nước cốt để hoà cùng với nước tắm. Sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.

Giúp lưu thông máu lên não

lá ngải cứu màu xanh

Trứng ngải cứu là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc đối với tất cả mọi người.Người dùng chuẩn bị một nắm lá cây ngải cứu sau đó đem đi rửa sạch với nước rồi tiến hành xắt nhỏ. Tiếp đến, đập một quả trứng gà vào bát, thêm một chút gia vị rồi đánh các nguyên liệu hoà quyện với nhau.

Cuối cùng cho lên chảo rồi rán cho tới khi chín thì tắt bếp. Ngoài hương vị thơm ngon đặc trưng, món ăn này còn giúp lưu thông máu lên não. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi công dụng của cây ngãi cứu là gì?

Chữa đau lưng

Cây ngải cứu chữa bệnh gì? Trong Đông y, có rất nhiều bài thuốc chữa đau lưng bằng loài cây này cực đơn giản tại nhà. Người dùng chuẩn bị 100ml dấm gạo, 200 gram ngải cứu tươi. Tiếp đến đem ngải cứu đi rửa sạch với nước rồi tiến hành giã nhuyễn. Sau đó, trộn cùng với giấm gạo đã được đun nóng.

Cuối cùng, xoa phần nước cốt của hỗn hợp theo dọc xương sống trong khoảng 15 đến 20 phút. Cần đảm bảo hỗn hợp vẫn giữ được độ nóng trong suốt quá trình xoa. Nên sử dụng cách làm này vào khoảng thời gian trước khi đi ngủ và kiên trì thực hiện trong vòng nửa tháng.

Giúp phục hồi sức khoẻ

Chuẩn bị khoảng 4 đến 5 cành lá cây ngải cứu tươi ( hoặc khô) sau đó đem đi rửa sạch rồi băm nhỏ. Tiếp đến, cho một lượng nước sôi vào cốc lá ngải cứu. Sử dụng cách làm này hàng ngày trong vòng 1 tháng sẽ giúp phục hồi sức khoẻ.

Trị bong gân

Ngay sau khi bị bong gân, người bệnh cần chuẩn bị ngay một nắm lá ngải cứu tươi. Tiếp đến, đem đi rửa sạch với nước để loại bỏ hết bụi bẩn rồi giã nhuyễn để đắp vào vùng bị bong gân. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng rượu để tẩm vào lá ngải cứu khô đắp lên vùng bị bong gân.

Giúp làm đẹp da

Cây ngải cứu làm đẹp da bằng cách sử dụng sau đây: Lấy một nắm lá ngải cứu đem đi rửa sạch rồi trần qua với nước sôi. Tiếp đến, thái nhỏ ngải cứu và cho vào nồi nấu cùng với 600ml nước. Cuối cùng lọc hết phần bã và lấy phần nước cốt thoa lên vùng da mặt hàng ngày.

Giúp điều trị xuất huyết ở tử cung do hư hàn

Ngoài những tác dụng trên, cây ngải cứu còn giúp điều trị xuất huyết ở tử cung do hư hàn. Người dùng cần chuẩn bị 10 gram ngải cứu, 15 gram cao da dừa. Tiếp đến, rửa sạch ngải cứu để loại bỏ hết đất và cát rồi để ráo nước.

Sau đó, cho vào nồi đun sôi và chắt nước cốt ra, pha cao da dừa đã được chuẩn bị với nước cốt rồi uống. Uống 1 lần/ ngày và chỉ được sử dụng trong ngày

Cách sử dụng cây ngải cứu

cốc nước ngải cứu màu vàng

Có rất nhiều cách sử dụng cây ngải cứu khác nhau. Mọi người có thể sử dụng loài cây này để nấu các món ăn như: gà ác hầm ngải cứu, trứng rán ngải cứu, óc heo chưng ngải cứu,… Các món ăn này đều chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khoẻ con người. Ngoài ra, các món ăn này còn mang tới tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Đặc biệt, cây ngải cứu được xem là cây thảo dược quý trong Đông Y. Chính vì vậy mà chúng được sử dụng để chữa bệnh trong nhiều bài thuốc. Người ta chuẩn bị ngải cứu sau đó đem đi rửa sạch, để ráo rồi sắc với nước để lấy nước cốt uống. Đây cũng là một trong những cách sử dụng phổ biến.

Ngoài ra, người dùng có thể hãm cây ngải cứu phơi khô với nước nóng để uống hàng ngày. Hoặc giã nhuyễn lá ngải cứu đắp lên vùng da mụn, bong gân, vùng lưng bị đau,…

Cách trồng cây ngải cứu

bàn tay người cầm cây ngải cứu màu xanh

Cách trồng ngải cứu tại nhà vô cùng đơn giản. Đầu tiên, người trồng cần chuẩn bị cành ngải cứu khoẻ mạnh, không sâu bệnh, có chiều dài khoảng 20 đến 30cm. Tiếp đến, cắm cành cây xuống đất rồi tưới một lượng nhỏ nước lên trên bề mặt đất. Sau một tháng, cành sẽ ra rễ và vươn cao hơn rất nhiều.

Cây ngải cứu mua ở đâu?

Ngải cứu là loài cây vô cùng phổ biến chính vì vậy mà bạn có thể mua chúng ở bất kỳ cửa hàng bán thực phẩm, chợ, siêu thị,…trên toàn quốc. Ngoài ra, trên các website cũng có bán loài cây này với cách thức mua vô cùng đơn giản chỉ sau vài bước.

Cây ngải cứu là loài cây thuốc nam mọc tự nhiên ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Ngải cứu đem lại rất nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời mà cực đơn giản tại nhà. Người dùng có thể sử dụng loài cây này theo nhiều cách khác nhau như: chế biến thành món ăn, sắc lấy nước, hãm với nước nóng hay giã nhuyễn. Nếu bạn yêu thích loài cây này hãy tham khảo thêm tác dụng, cách sử dụng và cách trồng ngải cứu tại nhà.



from KHBVPTR https://ift.tt/3huHs8H
#khbvptr #cây