Cây sả có tác dụng gì? Cách sử dụng, kỹ thuật trồng, chăm sóc

Cây sả là một loài cây được trồng phổ biến ở nước ta để làm nguyên liệu trong ẩm thực hoặc được sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra, loài cây này còn được sử dụng để chiết xuất thành tinh dầu sả chanh giúp đuổi muỗi và khử mùi khó chịu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin về tác dụng, cách sử dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sả.

Giới thiệu về cây sả

hình ảnh cây sả có lá màu xanh

Tên khoa học của cây sả là Cymbopogon, thuộc họ Poaceae. Loài cây này còn có tên gọi khác là lá sả, cỏ chanh, hương mao… Sả có hương thơm đặc trưng và có rất nhiều tác dụng tuyệt vời chính vì vậy mà chúng được trồng nhiều ở nước ta. Đây cũng là một trong những đặc tính cây sả nổi bật nhất.

Cây sả tiếng anh là Citronella, thuộc thân cỏ, sống lâu năm, chiều cao của loài cây này có thể lên tới 1m. Lá sả thuôn dài, khi sờ vào thấy nhám, ở giữa lá là một đường sống lá. Thân rễ của loài cây này có màu trắng hoặc hơi tím. Loài cây này còn rất dễ trồng và chăm sóc, bạn có thể bắt gặp hình ảnh cây sả ở mọi khu vườn từ nông thôn cho tới thành thị.

Sả có vị the, tính ấm được sử dụng để chế biến các món ăn, chiết xuất làm tinh dầu hoặc được sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trong Đông y. Trong thành phần hoá học của cây sả có chứa tinh dầu citronellol, citral và geraniol có công dụng tốt cho hệ tiêu hoá, ngăn ngừa ung thư, giải độc,…

Cây sả có tác dụng gì?

hình ảnh cây sả có màu trắng và xanh

Cây sả có tác dụng đuổi muỗi và khử mùi

Đuổi muỗi là một trong những công dụng cây sả được nhiều người áp dụng nhất trong cuộc sống. Với mùi hương nhẹ nhưng vô cùng lợi hại, mùi hương sả giúp làm tê liệt hệ thần kinh của muỗi, khiến chúng không thể bay vào nhà và đốt người. Chính vì vậy mà người ta thường trồng loài cây này xung quanh nhà để xua đuổi côn trùng nói chung và xua đuổi muỗi nói riêng.

Cách thực hiện làm tinh dầu sả đuổi muỗi như sau: Cần chuẩn bị 5 đến 10 nhánh sả, một bình xịt, 100ml nước lọc và 100ml giấm. Sau đó đem rửa sạch rồi tiến hành cắt sả thành từng khúc nhỏ và sử dụng dao để đập dập. Tiếp đến, cho phần sả vừa được đập dập vào bình xịt rồi cho nước lọc và giấm vào với tỉ lệ bằng nhau.

Ủ hỗn hợp này trong khoảng 5 ngày sau đó cho hỗn hợp vào máy sinh tố xay lọc lấy phần nước, bỏ phần bã. Cuối cùng, ủ hỗn hợp nước vừa xay trong khoảng 3 đến 4 tuần để tiết ra tinh dầu sả rồi cho vào bình xịt. Bạn có thể xịt loại tinh dầu hương sả này lên quần áo, trong nhà để đuổi muỗi và khử mùi.

Cây sả chữa ung thư

Trong thành phần hoá học của sả có chứa hợp chất citral giúp ngăn chặn và tiêu diệt các tế bào gây ung thư. Đặc biệt, hợp chất này không gây ảnh hưởng xấu tới các tế bào khác của cơ thể con người. Theo một số nghiên cứu đưa ra cho thấy rằng mọi người nên sử dụng loài cây này làm nước uống cây sả tươi thay cho nước chè và làm thức ăn hàng ngày.

Giảm cân bằng cây sả

Tác dụng cây sả giúp giảm cân vô cùng an toàn, hiệu quả tại nhà. Bởi nước uống từ loài cây này giúp đốt cháy chất béo và giảm lượng calo. Bạn có thể sử dụng công thức sau để thực hiện: Người dùng chuẩn bị khoảng 5 đến 7 nhánh sả, 1 quả chanh, 4 đến 5 muỗng mật ong. Sau đó đem đi rửa sạch sả rồi đập dập tiếp đến cho vào nồi nấu với khoảng 1 lít nước cùng 1 quả chanh đã cắt lát trong khoảng nửa tiếng.

Cuối cùng lọc lấy phần nước, bỏ phần bả rồi để nguội, thêm 4 đến 5 thìa mật ong vào uống cùng. Đây là một trong những thức uống có hương vị thơm ngon, dễ uống mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Người dùng nên sử dụng nước sả vào mỗi buổi sáng và cần kiên trì trong quá trình sử dụng để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Ngăn ngừa rụng tóc

Từ lâu, rụng tóc đã trở thành một nỗi lo ngại của rất nhiều chị em phụ nữ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này. Người bị rụng tóc cần phải biết cách ngăn ngừa cũng như trị liệu đúng cách để giữ được mái tóc suôn mượt, dày đẹp. Gội đầu bằng cây sả là một trong những phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa rụng tóc và bảo vệ nang tóc.

Cách thức thực hiện như sau: Người dùng cần chuẩn bị khoảng 6 đến 8 cây sả tươi sau đó đem đi rửa sạch rồi đập dập. Tiếp đến, cho vào nồi để nấu sôi rồi chờ cho tới khi nước còn hơi ấm thì đem ra gội đầu. Xả nước sạch vào tóc rồi cho nước sả lên đầu, mát xa da đầu và tóc nhẹ nhàng trong vòng 5 phút. Người dùng không cần phải xả tóc lại với nước mà dùng khăn lau khô luôn. Đây là một trong những công dụng của cây sả được nhiều người biết đến và thử nghiệm.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh

Cây sả trị bệnh gì? Một trong những tác dụng của sả là điều trị rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh. Đây là những bệnh lý thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ gây ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống của họ. Bạn có thể sử dụng tinh dầu sả kết hợp với một ít tiêu đen rồi đem đi pha lấy nước uống. Hoặc ép cây sả lấy nước, sắc nước sả tươi để điều trị hai bệnh lý này.

Cây sả chữa bệnh huyết áp

Tác dụng của cây sả giúp chữa bệnh huyết áp vô cùng hiệu quả. Tình trạng huyết áp thấp hoặc huyết áp cao xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi độ tuổi. Trong thành phần của sả có chứa một vài tinh chất hỗ trợ cho quá trình tuần hoàn máu. Vì vậy, người dùng có thể sử dụng sả đem đi đập dập nấu nước uống hàng ngày để điều trị bệnh huyết áp giảm.

Tác hại của cây sả

hình ảnh cây sả có màu xanh

Cây sả là một trong những cây thuốc nam đem lại nhiều công dụng cho sức khoẻ con người. Có rất nhiều cách để sử dụng loại cây này để điều trị bệnh. Tuy nhiên, người dùng cần phải lưu ý một vài tác hại của loài cây này, tránh tình trạng lạm dụng dẫn đến ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ con người:

  • Gây kích ứng da: Người dùng cần xác định rằng mình không dị ứng với bất kỳ thành phần nào của cây sả trước khi sử dụng. Có rất nhiều người đã xuất hiện những vết đỏ ở da gây nóng rát hoặc mẩn ngứa sau khi sử dụng loài cây này. Tuy nhiên, số người bị kích ứng da khá hiếm hoi.
  • Gây ra tình trạng nóng trong: Cây sả có tính nóng, nếu bạn sử dụng loại cây này với số lượng lớn thường xuyên sẽ gây ra tình trạng nổi nhiều mụn trên cơ thể và mất ngủ do khó chịu trong người.
  • Dẫn đến táo bón và khó tiêu: Người dùng cần sử dụng sả đúng cách và đúng liều lượng để tránh tình trạng táo bón và khó tiêu.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sả 

cây sả có lá màu xanh chậu màu nâu

Cách trồng cây sả tại nhà

Người trồng có thể trồng sả trong chậu, ngoài khu đất vườn hoặc trong thùng xốp tuỳ thích. Cây sả là loài cây không kén đất nên bạn có thể trồng chúng ở bất kỳ loại đất nào, miễn sao đất thoát nước tốt. Tuy nhiên, để cây phát triển nhanh hơn thì người trồng nên trồng sả ở đất tơi xốp, nhiều mùn.

Kỹ thuật trồng sả như sau: người trồng nên sử dụng nhánh sả để trồng, đào hố rồi cho khoảng 1 đến 2 nhánh sả non xuống đặt hơi nghiêng. Tiếp đến lấp đất lại và nén chặt tay, tưới một lượng nước nhỏ lên đất. Lưu ý là cây sả non còn nguyên phần gốc, rễ và người trồng nên cắt bởi phần lá, bóc phần bẹ lá già và cắt bớt rễ để cây sinh trưởng và phát triển nên lá và rễ mới. Đây là một trong những kỹ thuật trồng cây sả đơn giản tại nhà.

Cách chăm sóc cây sả

  • Bón phân: Người trồng cần bón lót cho cây định kỳ. Sau khoảng 20 ngày từ khi trồng thì người trồng tiến hành bón phân thúc để. Tiếp đến, sau khoảng 1 tháng thì bón thúc lần 2 để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất
  • Tưới nước: Nên tưới nước 3 ngày/ lần để giữ được độ ẩm cho đất
  • Nhổ cỏ: Người trồng cần nhổ cỏ thường xuyên để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Mua cây sả ở đâu

Bạn có thể mua cây sả ở bất kỳ khu chợ hoặc siêu thị nào trên toàn quốc. Đây là một loại cây phổ biến nên không khó để tìm kiếm và mua.

Cây sả là một loại cây thuốc nam không còn xa lạ đối với tất cả mọi người. Người ta thường sử dụng loài cây này để chế biến các món ăn, làm gia tăng hương vị. Hoặc sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Nếu bạn là một người yêu thích loài cây này, hãy tìm hiểu tác dụng, cách sửu dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sả đúng cách tại nhà để có được vườn cây sả như ý.



from KHBVPTR https://ift.tt/35s2PCg
#khbvptr #cây