Cây mít: đặc điểm, cách trồng, kỹ thuật ghép, chăm sóc sai quả

Cây mít là loài cây ăn quả được trồng khá nhiều ở nước ta. Người ta thường trồng loài cây này để ăn quả, làm cảnh tại các khu vườn, rừng núi hay trước hiên nhà. Hương thơm của trái mít rất đặc trưng, thoang thoảng khắp cả một khoảng vườn vào mùa mít chín. Chính vì vậy mà loài cây này được rất nhiều người ưu chuộng hiện nay. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về đặc điểm, cách trồng, kỹ thuật ghép, chăm sóc mít sai quả.

Đặc điểm cây mít là gì?

hình ảnh cây mít có quả màu xanh thân màu nâu
Hình ảnh cây mít

Mít thuộc thân gỗ, sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 8 đến 20m. Loài cây này có bộ rễ khá chắc khoẻ, ăn sâu vào lòng đất. Lá cây mít có hình bầu dục, thuộc dạng lá đơn, dày và mọc đối xứng nhau. Hoa mít có cả hoa đực và hoa cái, thuộc dạng hoa đơn tính và mọc trên những cuống ngắn của cây. Đây là những đặc điểm miêu tả cây mít giúp bạn phân biệt chúng với những loài cây khác.

Cây mít sống ở đâu? Loài cây này có thể sinh trưởng và phát triển ngay cả ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt nhất. Chúng có thể được trồng tại các khu vườn, khu rừng, vùng đồi,… ở khắp mọi nơi trên Thế giới, trong đó có nước ta.

Có nên trồng cây mít trước nhà không?

Có nên trồng cây mít trước nhà không? Là câu hỏi của rất nhiều người đặt ra. Mít mang ý nghĩa biểu tượng cho sự mạnh mẽ, bất khuất trước những sóng gió cuộc đời. Ngoài ra, loài cây này còn mang ý nghĩa phong thuỷ tượng trưng cho thịnh vượng, tài lộc chính vì vậy mà khi trồng mít trước nhà sẽ đem đến cho gia chủ tiền tài và thăng tiến trong sự nghiệp.

Phân loại cây mít

Cây mít Thái

cây mít thái có quả màu xanh

Mít Thái là một trong những giống mít được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn. Trong thành phần của quả mít Thái có chứa các chất vitamin, sắt, magie,…Đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ con người. Không những vậy, loài cây này còn rất dễ trồng, chăm sóc, cho quả nhanh đem lại lợi ích kinh tế lớn cho người nông dân.

Cây mít Thái sinh trưởng và phát triển khoẻ, quả ra quanh năm. Múi mít khá dày, có màu vàng đậm và ít xơ. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị giòn, hương vị thơm và ngọt đậm đặc trưng. Một cây mít Thái được trồng lâu năm có thể cho tới 150 quả.

Mít tố nữ

quả mít tố nữ màu xanh lá màu xanh thân màu nâu

Cây mít tố nữ có chiều cao trung bình từ 10 đến 15m, có cây cao đến 20m. Loài cây này sẽ cho trái sau khoảng 2 đến 5 năm trồng, trái mít tố nữ có hình dáng giống quả trứng, chiều ngang khoảng 10 đến 20cm, chiều dọc từ 20 đến 50cm. Hương vị của mít tố nữ khá khác biệt so với những loài mít khác, có pha lẫn một chút vị của sầu riêng.

Mít rừng

cây mít rừng có múi màu vàng

Cây mít rừng hay còn có tên gọi khác là mít nài, được trồng hoặc mọc tự nhiên khá nhiều tại các khu rừng, đồi núi. Trái mít rừng khá nhỏ, có khối lượng khoảng 500 gram, chi chít múi. Ngoài ra, loài trái này còn sở hữu hương vị chua chua ngọt ngọt kết hợp cùng hương thơm vô cùng quyến rũ.

Cây mít đực

hình ảnh cây mít đực có quả màu xanh

Mít đực hay còn có tên gọi khác là mít gió, loài mít này thường ra sớm hơn mít cái chính vì vậy mà khi quả mít cái mới mọc ra thì mít đực đã rụng. Cuống của loài mít này khá nhỏ, gai mít ít. Ngoài ra, loài cây này không có phần gờ lồi ra ở quanh gốc cành.

Cây mít ruột đỏ 

quả mít ruột đỏ có múi màu cam đỏ

Mít ruột đỏ có xuất xứ từ xứ sở Chùa Vàng, mới được trồng ở nước ta những năm gần đây. Loài cây này khá dễ trồng và chăm sóc, chúng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên ở nước ta vì vậy mà sinh trưởng vô cùng nhanh. Múi mít ruột đỏ có màu đỏ vô cùng đẹp mắt, múi khá dày, dai, mang hương vị ngọt thanh.

Loài cây này rất nhanh cho quả, chỉ sau tầm 1 năm rưỡi trồng là bạn đã có thể thu hoạch những trái mít ruôt đỏ đầu tiên. Ngoài ra, cây mít ruột đỏ còn cho trái vô cùng năng suất và chất lượng, khối lượng của một trái có thể lên tới 20kg

Mít Thái siêu sớm

quả mít thái siêu sớm có màu xanh

Cây mít Thái siêu sớm được rất nhiều người nông dân lựa chọn làm giống cây trồng. Sở dĩ, loài cây này cho quả chỉ sau 1 năm trồng và năng suất có thể lên tới 120 quả/ 1 cây sau 2 năm trồng. Hương vị của từng múi mít Thái siêu sớm vô cùng thơm ngon và ngọt đậm như mật. Loài cây này hiện đang là nguồn thu nhập chính của nhiều người nông dân.

Cây mít nghệ

Thân mít nghệ thuộc thân gỗ, có chiều cao trung bình khoảng 5 đến 9m. Bộ rễ cây mít nghệ chắc khoẻ, đâm sâu vào lòng đất giúp cho cây đứng vững trước những trận bão, lũ lụt. Múi mít nghệ có màu vàng đượm mắt, vị ngọt khá đậm và khi ăn cảm nhận được độ giòn. Mít nghệ cho quả có múi vàng tươi rực rỡ. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt sắc và rất giòn đồng thời tỏa ra hương thơm đậm đặc trưng.

Cách trồng cây mít sai quả

cây mít có lá màu xanh

Cách trồng mít bằng cây con

Bạn cần chuẩn bị cây con khoẻ mạnh, không có sâu bệnh. Sau đó lựa chọn đất nhiều chất dinh dưỡng, thoát nước tốt để trồng. Đào một cái hố vừa bằng với bầu cây rồi loại bỏ lớp nilong bọc bên ngoài bầu. Đặt bầu cây xuống hố sau đó tiến hành lấp một lớp đất mỏng lên trên. Tiếp đến, tưới một lượng nước nhỏ lên đất. Người trồng có thể áp dụng cách trồng này đối với cách trồng cây mít Thái.

Trồng cây mít trong chậu

Bạn có thể sử dụng phương phát ươm mầm, trồng bằng cây con, ghép cành hoặc chiết cành để trồng mít trong chậu. Nếu sử dụng phương pháp ươm mầm thì người trồng cần thực hiện theo những bước sau đây:

Bước 1: Đầu tiên cần chuẩn bị hạt mầm của cây mít mẹ khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt

Bước 2: Ngâm hạt mít với nước ấm trong khoảng 1 ngày để loại bỏ hết phần nhựa dính trên hạt. Đồng thời chuẩn bị đất cho vào chậu trồng.

Bước 3: Đào một cái hố và cho hạt mít vào sâu khoảng 3cm so với mặt đất, nên đặt chính giữa chậu cây.

Bước 4: Người trồng tiến hành tưới nước mỗi ngày cho hạt. Lưu ý không nên tưới quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng ngập úng, hạt không phát triển được.

Kỹ thuật ghép cây mít

ghép cây mít lá màu xanh thân màu nâu

Cách ghép cây mít là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định năng suất cũng như chất lượng của quả. Người trồng có thể sử dụng phương pháp ghép vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, nên ghép cành cây mít vào độ mùa hạ để cây không tiết ra nhiều nhựa, khả năng đậu quả sẽ cao hơn rất nhiều.

Sở dĩ ngày càng nhiều người lựa chọn phương pháp ghép là vì cây sẽ cho trái nhanh, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây sẽ khoẻ hơn. Đồng thời, với phương pháp này cây mít cũng tăng khả năng chống lại sâu bệnh và thừa hưởng được những ưu điểm từ cây mẹ. Có thể áp dụng kỹ thuật này đối với kỹ thuật trồng cây mít Thái.

Đầu tiên, người trồng cần chuẩn bị những dụng cụ để ghép giống như: túi nilong, gốc ghép, dây nilong và dao. Đối với gốc ghép thì người trồng nên lựa chọn những gốc ghép từ 1 năm tuổi trở lên và đặc biệt gốc ghép không có sâu bệnh, có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh.

Một lưu ý nghĩa đối với phương pháp ghép: Người trồng nên lựa chọn giống ghép của những cây mít rừng hoặc mọc tự nhiên. Bởi chúng có khả năng thích nghi với mọi điều kiện tự nhiên, sinh trưởng nhanh, khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt.

Cách ghép được thực hiện như sau:

Bước 1: Người trồng dùng dao để cắt hai đường thẳng dọc xuống ở gốc ghép với chiều dài khoảng 3 đến 4cm, chiều rộng khoảng 2 đến 3cm.

Bước 2: Sau đó, tiếp tục cắt một đường ngang nối hai đường thẳng dọc song song nhau tạo thành một hình chữ U.

Bước 3: Nên lựa chọn mầm ghép có U khoẻ mạnh, có kích cỡ phù hợp với gốc ghép vừa cắt. Tiếp đến, người trồng cần tiến hành tách mầm ghép và vệ sinh sạch sẽ các bụi bẩn và sợi gỗ có trên mắt ghép rồi ép chặt lại.

Bước 4: Cuối cùng, người trồng sử dụng sợi dây nilong để quấn quanh vị trí vừa ghép. Sau khoảng nửa tháng thì tháo sợi dây nilong ra để kiểm tra xem phần mắt ghép có còn tươi hay không.

Cách chăm sóc cây mít

quả mít màu xanh được bọc túi nilong màu trắng

Chăm sóc cây mít không có bệnh

Chế độ nước tưới: Ngay sau khi trồng, người trồng tiến hành tưới 2 ngày/ 1 lần. Sau khoảng 2 đến 3 tháng thì nên tưới theo chế độ 1 tuần/ 1 lần. Từ năm 2 trở đi thì người trồng chỉ tưới cây mít khi vào mùa khô hạn hoặc sau khi bón phân. Bạn có thể tủ gốc bằng rơm rạ, trấu, cỏ khô để giữ độ ẩm cho cây.

Chế độ phân bón: Nên bón phân NPK, phân đạm xanh cho cây theo chế độ mỗi tháng 1 lần trong những năm đầu tiên. Từ năm 2 trở đi thì người trồng nên căn chỉnh lượng phân bón phù hợp và chia làm 3 lần bón/ năm. Bạn có thể áp dụng cách chăm sóc này đối với cách chăm sóc cây mít Thái.

Làm cỏ: Người trồng cần thường xuyên làm cỏ cho cây khoảng 5 lần/ năm trong những năm đầu sau khi trồng. Nếu để cỏ quá nhiều sẽ hút phần nào ánh sáng và lượng chất dinh dưỡng của đất khiến cây sinh trưởng và phát triển chậm hơn. Ngoài ra, người trồng cần lưu ý không nên sử dụng thuốc cỏ quá nhiều gây ảnh hưởng tới cây.

Cắt tỉa cành: Nên cắt tỉa những cành sâu bệnh để tránh lây lan sang những cành khác. Đồng thời, người trồng cần phải cắt bỏ những cành già, không cần thiết để tạo độ thông thoáng cho cây.

Chăm sóc mít bị vàng lá

Chăm sóc đối với bệnh trên cây mít bị vàng lá như thế nào? Khi gặp trường hợp này, người trồng cần tìm ra nguyên nhân để có cách chữa bệnh hợp lý nhất. Một trong những nguyên nhân chính đó là do bộ rễ bị hư dẫn đến tình trạng không hút được chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Người trồng có thể sử dụng hoạt chất Iprodione hoặc Dimethorph để tưới hoặc phun cho cây.

Chăm sóc cây mít không ra quả

Người trồng có thể sử dụng phương pháp ngắt nước cho cây đối với cây mít không ra quả. Nên ngắt nước trong vòng nửa tháng cho tới khi thấy các chồi non bắt đầu héo nhẹ, lá cây cong và già rụng. Tiếp đến người trồng cần đào rãnh cho cây rồi bón phân, tưới nước và chăm sóc như bình thường.

Cách đánh cây mít

Đầu tiên, cần căn cứ vào tuổi của cây để biết được cần đào sâu bao nhiêu mét. Thông thường, nên đào sâu khoảng 1m đến 1m2 rồi cắt hết phần cành già, xấu để làm cân đối cây. Sau đó, để cây ở trên mặt đất và tưới vào thân cây ( không nên tưới vào gốc nhiều) trong những ngày đầu sau khi đánh cây mít. Đồng thời, người trồng cần giữ cho bầu cây không bị vỡ và thân không bị xước trong quá trình di chuyển. Đây là một trong những kỹ thuật bứng cây mít vô cùng quan trọng mà người trồng cần lưu ý.

Giá cây giống mít

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống mít khác nhau cho người trồng lựa chọn. Bạn có thể tìm mua chúng ở bất kỳ đại lý cung cấp giống nào trên cả nước. Giá một cây mít giống thường dao dộng từ: 80.000 – 100.000 VNĐ

Ngoài ra, còn tuỳ thuộc vào từng giống mít khác nhau mà giá cả cũng có sự khác nhau. Một trong những giống mít được rất nhiều người ưu chuộng và lựa chọn trồng là giống cây mít Thái. Sở dĩ loài cây này dễ trồng, dễ chăm sóc, cho năng suất và chất lượng quả cao. Ngoài ra hương vị của những trái mít Thái lại vô cùng thơm ngon, là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.

Giá cây giống mít Thái Lan dao động từ: 50.000 – 200.000 VNĐ tuỳ vào từng kích cỡ của cây.

Cây mít là một trong những loài cây quen thuộc đối với tất cả mọi người. Với hương vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao, mít luôn là mặt hàng bán chạy trên thị trường. Ngoài ra loài cây này còn sở hữu ưu điểm dễ trồng và chăm sóc, người trồng có thể trồng chúng ở bất cứ đâu. Hãy tham khảo thêm về đặc điểm, cách trồng, kỹ thuật ghép, chăm sóc mít sai quả để có được những vườn mít trĩu quả nhé!



from KHBVPTR https://ift.tt/35Dh733
#khbvptr #cây