Cây mía là loài cây có chứa hàm lượng đường lớn, được trồng nhiều ở các nước trên Thế Giới. Phần thân của loài cây này thường được sử dụng để ép lấy nước mía, đem lại những lợi ích ấn tượng đối với sức khoẻ con người. Ngoài ra, mía còn được sử dụng để làm đường, sản xuất bánh kẹo, làm mật mía,…Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về đặc điểm, tác dụng và kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mía nhé!
Đặc điểm của cây mía là gì?
Cây mía tiếng anh là Sugar cane, thuộc họ Poaceae. Được biết đến là một trong những loài cây công nghiệp hàng năm đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Ngoài ra, mía là cây lấy đường trồng ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm bởi chúng thích nghi tốt và sinh trưởng khoẻ mạnh ở những vùng đất có kiểu khí hậu này. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh cây mía đẹp được trồng ở khắp mọi nơi từ các khu vườn cho tới vùng đồi núi, thảo nguyên,…
Thân mía mọc thẳng đứng và được chia làm nhiều đốt. Lớp vỏ bên ngoài màu tím đen hoặc màu đỏ tím, bên trong màu vàng. Đây cũng là bộ phận quan trọng nhất của cây, đem lại những tác dụng to lớn đối với con người. Phần rễ mía có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng và nước trong đất cho cây sinh trưởng và phát triển.
Cây mía có hoa không? Khá ít người nhìn thấy hoa của loài cây này tuy nhiên mía cũng có hoa. Hoa mía có hình dáng giống như chiếc quạt xoè, mọc thành từng chùm dài khá bắt mắt. Ngoài ra, loài cây này còn có hạt, hạt mía được thụ tinh từ bầu nhuỵ cái và bên trong có chứa phôi. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi cây mía có hạt không?
Vào mỗi dịp Tết đến, các gia đình ở Việt Nam đều mua mía về để dựng hai bên bàn thờ. Theo quan niệm xưa, ý nghĩa cây mía ngày Tết vô cùng đặc biệt, những đốt mía tượng trưng cho những nấc thang để ông bà tổ tiên trở về nhà ăn Tết cùng con cháu.
Mía được chia làm nhiều loại với đặc điểm và tác dụng khác nhau:
- Cây mía đỏ: Đây là loại mía có nguồn gốc từ Ấn Độ. Loài cây này có nhiều tên gọi khác như cam giá, mía lau đỏ, cây mía lau tím,…Mía đỏ có hương vị ngọt đậm được rất nhiều người yêu thích. Đặc biệt, chúng còn có tác dụng lợi tiểu, bổ hư lao, giải khát,…
- Cây mía trắng: Có thân cây mọc thẳng, màu trắng chuyên được sử dụng để ép thành nước uống. Loài cây này thường được thu mua với số lượng lớn, nhất là vào mùa hè nóng nực. Ngoài ra, uống nước mía trắng cung cấp cho bạn rất nhiều dưỡng chất, có tác dụng giải khát và bổ sung năng lượng cho một ngày làm việc.
- Cây mía đường: Loài cây này được trồng để làm nguyên liệu cho công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo, rượu,…đem lại giá trị kinh tế lớn cho người nông dân.
- Cây mía bách giải: Thân cao từ 2 đến 4m, có màu đen tím. Loại mía này có vị ngọt vừa, khi ăn cảm nhận được độ giòn nên được khá nhiều người yêu thích. Ngoài ra, mía bách giải còn được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất đường.
- Cây mía dò: Hay còn có tên gọi khác là mía cát lồi, mía thuốc, cây mía voi,…Loài cây này được xem là “thần dược” chữa được rất nhiều loại bệnh. Thân mía dò thuộc thân thảo, mềm, chiều cao chỉ từ 40 đến 80 cm. Phần rễ của loài cây này mọc thành củ có dạng hình bầu dục, màu đỏ. Trong các bài thuốc Đông Y, mía dò được dùng để chữa sốt, sỏi thận, đau lưng,…
- Cây mía lùi: Từ xa xưa, người ta thường mua loại mía này dựng ở hai bên bàn thờ vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Cho tới nay, phong tục này vẫn được duy trì ở nhiều dân tộc trên nước ta.
Tác dụng của cây mía
Chữa bệnh sỏi thận
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh sỏi thận là do chúng ta uống ít nước hoặc cơ thể bị mất nước quá nhiều. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể ăn mía hoặc uống nước mía để tái tạo ra chất hydrat cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng uống nước cây mía thường xuyên sẽ giúp sỏi thận bị thu nhỏ dần.
Giải rượu
Mía là một trong những những đồ uống giúp giải rượu nhanh nhất. Bạn có thể ép mía lấy nước hoặc nhai mía nhả bả để giải rượu. Đây là một trong những tác dụng của cây mía được nhiều sử dụng và đã thành công.
Giúp giữ nước cơ thể
Vào những ngày hè nóng nực, tình trạng mất nước dẫn đến mệt mỏi, ểu oải thường xuyên xảy ra. Một trong những tác dụng của cây mía tím vô cùng tuyệt vời đó là giúp cơ thể giữ nước.
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Trong thành phần của cây mía có chứa kiềm chính vì vậy mà loại cây này có tác dụng ngăn ngừa ung thư ở người. Ăn và uống nước mía thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn ngừa ung thư phổi, vú và đại tràng.
Trị bệnh vàng da
Bệnh vàng da có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do bộ phận mật, gan hay tuỵ của cơ thể gặp vấn đề. Một số cách để phát hiện bệnh như kết mạc mắt, da tay, da mặt, da toàn cơ thể có màu vàng,…Lượng bilirubin ở trong máu cao dẫn đến độ vàng da càng rõ rệt. Người mắc bệnh vàng da có thể sử dụng nước mía mỗi ngày để khôi phục lại chức năng gan, mật và tuỵ.
Tốt cho người bị bệnh tiểu đường
Nhiều người cho rằng, lượng đường trong cây mía cao sẽ làm cho bệnh tiểu đường ngày càng nặng hơn. Tuy nhiên, điều nay hoàn toàn sai. Trong thành phần của mía chứa hàm lượng đường ngọt tự nhiên không hề gây ảnh hưởng xấu đối với những người bị bệnh tiểu đường. Ngược lại, uống nước mía mỗi ngày còn giúp cải thiện sức khoẻ của những người mắc căn bệnh này.
Trị bệnh cảm lạnh, cảm cúm
Trong những ngày trời giá rét, cơ thể của chúng ta rất dễ bị cảm lạnh, cảm cúm. Giải pháp đơn giản nhất để khắc phục bệnh này là một ly nước mía thơm ngon, bổ dưỡng. Chúng sẽ giúp chữa đau họng, viêm phế quản và trị bệnh cảm lạnh, cảm cúm vô cùng hiệu quả.
Chữa lành các ổ nhiễm trùng
Một số nghiên cứu cho thấy rằng, uống nước mía mỗi ngày sẽ giúp chữa lành các ổ nhiễm trùng như viêm dạ dày, nhiễm trùng đường tiết niệu hay các bệnh lấy nhiễm qua đường tình dục.
Cung cấp chất dinh dưỡng
Trong thành phần của cây mía có chứa các khoáng chất như: canxi, phốt pho, kali, sắt, magie và các vitamin khác vô cùng tốt cho sức khoẻ. Thường xuyên ăn mía hoặc uống nước mía sẽ giúp cơ thể bổ sung được những chất dinh dưỡng cần thiết.
Chữa đau tai, viêm tai mãn tính
Mía dò ( mía thuốc) là một trong những loại mía nổi tiếng với nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Vậy cây mía dò chữa bệnh gì? Loài cây này có thể chữa được rất nhiều loại bệnh khác nhau như: chữa viêm tai mãn tính, viêm thận phù thũng cấp, mày đay, mẩn ngứa, sốt, đái buốt,…Bạn có thể tham khảo một số cách dùng sau đây:
- Trị viêm tai mãn tính: Người dùng chuẩn bị một nắm cây mía dò sau đó đem đi rửa sạch. Tiếp đến, cho vào cối giã nhuyễn, lấy phần nước và bỏ phần bã đi. Sử dụng nước nhỏ trực tiếp vào tai bị viêm sau 7 phút thì lấy bông y tế thấm lại. Đều đặn ngày 3 lần, kiên trì trong vòng 1 tháng để thấy được hiệu quả.
- Chữa viêm thận thũng cấp: Chuẩn bị khoảng 20 gram cây mía thuốc sau đó đem đi rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn. Tiếp đến, sắc với khoảng 1 lít nước uống. Đây là một trong những tác dụng của cây mía thuốc được nhiều người biết đến và sử dụng.
Phòng hậu sởi
Một trong những tác dụng của cây mía mà ít người biết tới là phòng hậu sởi. Người dùng chuẩn bị khoảng 3 đốt mía, 30 gram sắn dây, 15 gram rau mùi sau đó cho vào nồi sắc cùng 500ml nước cho tới khi nước sắc còn 200ml thì tắt bếp.
Kỹ thuật trồng cây mía đạt năng suất cao
Người trồng nên lựa chọn những cây mía khoẻ mạnh, không sâu bệnh để làm giống. Đào các luống sau đó đặt phần thân cây mía theo chiều ngang xuống luống. Tiếp đến, lấp một lớp đất mỏng lên trên. Lưu ý, người trồng không nên trồng mía thẳng đứng vì làm như vậy mía sẽ không sinh trưởng và phát triển được. Với cách trồng cây mía vô cùng đơn giản này bạn có thể áp dụng trồng ngay tại vườn của gia đình mình.
Mật độ và khoảng cách trồng tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai. Thông thường, người trồng nên trồng khoảng 30.000 – 35.000 hom/ha và khoảng cách giữa các hàng đơn từ 1 đến 1.3m, hàng kép 1.0 – 1.3m x 0.5 – 0.3m.
Cách chăm sóc cây mía
Làm cỏ: Người trồng cần phải thường xuyên làm cỏ để những mầm mới của cây có thể sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh. Nếu để quá nhiều cỏ dại, chúng sẽ hút hết chất dinh dưỡng khiến cây chậm lớn.
Chế độ bón phân: Người trồng nên lựa chọn những phân bón có chứa nhiều chất Ni tơ bởi cây mía thuộc loài cỏ. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các loại phân chuồng, phân bón hữu cơ để bón cho cây.
Phòng ngừa sâu bệnh: Cần phải thường xuyên quan sát cây để kịp thời phát hiện sâu bệnh. Những loại bệnh thường gặp ở cây mía phải kể đến như: sâu đục thân, thối rữa cây, nấm hay côn trùng. Nếu phát hiện loại cây bị bệnh nào thì cần loại bỏ cây đó ngay tránh để lây lan sang những cây khác.
Khi thu hoạch, người trồng có thể sử dụng cách giữ cây mía tươi lâu như sau: Đặt cây mía ở nơi thoáng mát và khô ráo khi chưa tiến hành cạo vỏ. Hoặc dùng nước để tưới lên thân mía để mía không bị khô héo. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị một phần đất ẩm rồi cho rễ của mía tiếp xúc trực tiếp với nó.
Cây mía là một trong những loài cây đem lại rất nhiều lợi ích đối với con người. Ngoài tác dụng chữa bệnh, nước mía là một trong những thức uống ngon bổ không thể thiếu vào những ngày trời nóng nực. Cách trồng và chăm sóc loài cây này vô cùng đơn giản. Hãy tìm hiểu thêm về đặc điểm, tác dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc mía để có được những vườn mía xanh ngát ngay tại khu vườn của gia đình mình nhé
from KHBVPTR https://ift.tt/3xKgosH
#khbvptr #cây