Hoa lan hồ điệp: đặc điểm, cách trồng, chăm sóc nhanh có hoa

 Hoa lan hồ điệp (lan giả hạc) là dòng lan được nhiều người biết đến không chỉ bởi nét đẹp của hoa mà còn là ý nghĩa biểu tượng sâu sắc của hoa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến loài hoa này cũng như cách trồng và chăm sóc hoa đúng cách. Vì thế hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu về loại hoa này ngay dưới đây nhé.

Xuất xứ lan hồ điệp

Cây lan hồ điệp (hoa giả hạc) là loài hoa thuộc chi Lan hồ điệp – một chi chứa khoảng hơn 60 loài khác nhau, có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á hay trên dãy núi Himalaya. Và hiện nay, lan hồ điệp được phát triển và lai tạo thành nhiều loài khác nhau.

Lan hồ điệp thuộc dòng hoàng thảo phù hợp với khí hậu nhiệt đới nên được phân bố nhiều ở các nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Trung Quốc,…

Đặc điểm của lan hồ điệp

Hoa lan hồ điệp là dòng lan thuộc chi hoàng thảo, có tên khoa học là Dendrobium anosmum. Lan hồ điệp thường sống ở những nơi có độ cao từ 200 – 400cm, thân mọc hướng xuống dưới khi ra hoa tạo thành một dải giống hình thác nước.

Lan hồ điệp là dòng thân ngắn, sinh trưởng chậm, thân chính mọc ra các lá mới theo chiều thẳng đứng, cành hoa mọc ở rìa hoặc từ nách lá xen kẽ nhau. Lá cây to, dày, mọc đối xứng nhau và ôm lấy thân cây. Trên một cây trưởng thành chỉ có từ 4 – 6 lá, lá cây màu xanh, lá cây cũng được chia thành 3 loại dựa vào màu sắc: màu xanh, mặt trên và dưới có màu đỏ; mặt trên lá đốm và mặt dưới màu đỏ. Dựa vào đặc điểm lá mà người ta có thể phân biệt được màu sắc của hoa.

Cành hoa thường mọc từ nách lá hoặc phần rìa, cành hoa nhỏ, có sự phân nhánh rõ rệt và một cây hoa chỉ cho từ 1 – 2 cành hoa. Hoa có cánh to, rộng, giữa các cánh hoa không có khe hở, dáng tròn và chồng khít lên nhau. Hoa lan hồ điệp thường không nở vào ban ngày nên giảm tình trạng mất nước ở cây.

Quả lan hồ điệp có hình que, phát triển chậm (khoảng 4 tháng mới chín và tách vỏ), có kích thước nhỏ, không có phôi nhũ. Hạt của cây trong điều kiện tự nhiên rất khó nảy mầm nên rất ít khi được sử dụng để nhân giống.

Các loại lan hồ điệp

Chi lan hồ điệp là dòng hoa lan với hơn 60 loài khác nhau tùy vào đặc điểm và xuất xứ. Tuy nhiên, có hai loại lan hồ điệp phổ biến ở Việt Nam hiện nay:

Lan hồ điệp rừng

Hay còn gọi là lan tiểu hồ điệp, là dòng lan mọc tự nhiên ở các khu rừng nhiệt đới. Thân và lá cây nhỏ, hoa thường có màu trắng hoặc tím. Tuy nhiên dòng này lại khá dễ chăm sóc và sinh trưởng trong môi trường tự nhiên nên được rất nhiều người yêu thích trồng trong nhà.

Lan hồ điệp công nghiệp

Lan hồ điệp công nghiệp là các dòng lan được nhân giống bằng phương pháp cấy mô, cây hoa thường to, hoa có nhiều màu sắc và thường nở vào dịp Tết nguyên đán. Lan hồ điệp công nghiệp thường có từ 1 – 3 cành hoa, tuy nhiên rất khó trồng và chăm sóc tại nhà.

Ý nghĩa hoa lan hồ điệp

Lan hồ điệp là dòng hoa nổi bật với sự sang trọng, thuần khiết của hoa thường được sử dụng vào các ngày lễ đặc biệt trong năm. Tuy nhiên, bạn đã biết ý nghĩa lan hồ điệp chưa? Hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu ngay dưới đây:

Tượng trưng cho sự sang trọng và sung túc

Nếu như lan hồ điệp ở thời Victoria được xem là biểu tượng cho sự sang trọng, thường chỉ được sử dụng trong hoàng gia, được coi là biểu tượng cho sự giàu có thì ở Việt Nam lan hồ điệp được xem là “nữ hoàng của các loài hoa” mang đến vẻ đẹp thuần khiết, quyến rũ và sang trọng.

Chính vì thế mà lan hồ điệp Tết thường được làm quà tặng hoặc trồng trong nhà mỗi độ Tết đến Xuân về với ý nghĩa biểu tượng cho một năm mới sung túc, giàu sang hơn.

Là biểu tượng của tình yêu đôi lứa

Hoa lan hồ điệp còn được coi là biểu tượng của tình yêu đôi lứa, từ thời Victoria được xem là món quà quý hiếm để dành cho một nửa của mình để thể hiện tình cảm, thể hiện sự sâu sắc, thủy chung dành cho đối phương. Nên lan hồ điệp còn được dùng để tặng cho người yêu vào những ngày lễ đặc biệt.